Bài viết trước đã đề cập đến 2 loại ống nhún 1 ống và 2 ống. Bài viết này AHV tiếp tục chia sẻ với các bạn 4 loại phuộc nhún về cầu tạo, đặc điểm và cách bảo dưỡng, những chú ý khi sử dụng xe ô tô
3. Ống nhún loại 2 ống với hơi áp lực :
Cấu tạo giảm xóc loại hai ống kết hợp khí nén
Kết hợp tính ưu việt của 2 loại trên, người ta làm ra loại ống nhún Dầu-Khí kết hợp, hoạt động theo nguyên tắc kết hợp của loại 2 và 1 ống ở trên, điểm cần lưu ý của loại này là trong trạng thái đứng yên của xe thì phần dưới ống nhún không phải chứa đầy dầu, mà 1/3 thể tích trong đó là khí nén 6 đến 7 Bar, như vậy, quá trình nhún và giãn bao giờ cũng có sự hỗ trợ đàn hồi của buồng khí, lưu chuyển từ ngăn trên xuống dưới và ngược lại như đã trình bày ở các loại trên, sự tham gia đàn hồi ngược chiều của các lớp khí giúp cho việc dập tắt dao động nhanh chóng hơn, loại ống nhún này đặc biệt thích hợp cho các loại xe đi địa hình xấu, rung xóc tần số cao, mạnh và đột ngột .
Với yêu cầu chế tạo chính xác cao, đòi hỏi kiểm tra bảo dưỡng gắt gao, loại ống giảm chấn trên chỉ dùng cho những xe có yêu cầu đặc biệt, đôi khi cũng được sử dụng trong bộ bánh xe hạ cánh của những máy bay cánh quạt thể thao loại nhỏ .
4. Loại giảm xóc Vario :
Với một kết cấu có nét tương tự như Giảm xóc loại 2 Ống, giảm xóc Vario nổi lên đặc điểm là thích nghi nghi được với tình trạng dằng xóc khác nhau để có thể thay đổi đặc tính giảm chấn :
Cấu tạo của loại giảm xóc Vario
Khi xe có tải trọng nhẹ, vị trí của Piston nằm ở vùng trên của ống dầu, nơi đó được thiết kế những khe nhỏ bên vách để tạo điều kiện cho dầu di chuyển xuống vùng dưới một cách tương đối dễ dàng, trở lực trên Piston giảm nhỏ, hiệu ứng giảm chấn vì vậy cũng thấp........khi xe chở nặng, vị trí cân bằng của Piston chìm xuống thấp, khi đó dầu từ ngăn trên không dễ dàng tràn xuống ngăn dưới và ngược lại như trường hợp trên, chúng bắt buộc phải chạy qua van tiết lưu chứ không có khe hở bên hông Piston để lưư thông nữa . Trở lực chuyển động trên làm tăng khả năng dập tắt giao động của của giảm xóc, phần dầu dư do áp lực cao cũng được dẫn qua van dưới đáy để vô khoang bù trừ như các truờng hợp trên .
5. Giảm xóc bóng hơi :
Đó là sự kết hợp hoạt động của một "Lò xo khí nén" (khác với lò xo kim loại hay nhíp) vói một bộ giảm chấn theo nguyên lý Hơi và Dầu đã nêu ở các mục trên :
Cấu tạo giảm xóc khí nén
Hình vẽ cấu tạo thể hiện rõ nguyên tắc hoạt động, ở phần dưới các kết cấu không có gì đặc biệt về nguyên lý, ở phần trên chính là đặc điểm nổi bật trong cấu tạo của loại giảm xóc này, ở đó, trong một ống kín, khí nén được dẫn vào dưới 1 áp lực điều khiển được, tùy mức độ áp lực khí nén ở trong đo mà độ đàn hồi của bóng hơi thay đổi được, tạo ra sự chủ dộng trong việc thay đổi khỏang làm việc cũng như hiệu quả tôt nhất cho cả bộ Giảm xóc- Khử dao động.
Tuy nhiên, Bóng hơi thường được kết hợp thêm 1 lò xo cơ khí khác, nhằm mục đích giới hạn việc hoạt động của Bóng hơi trong phạm vi điều chỉnh độ cao gầm xe cũng như tăng giảm hệ số đàn hồi khi xe có tải trọng thay đổi lớn (ví dụ khi chở nhiều hay chở ít người, đường xấu hay đường cao tốc) chứ không đảm đương hoàn toàn tải trọng của xe.
Bất tiện là loại bóng hơi này chỉ hoạt động khi máy đã nổ, nếu vô ý tắt máy ở những chỗ có gờ cao thì đôi khi xe hạ xuống làm hư vỏ, bửng hoặc những bộ phận khác.
6. Giảm xóc Khí nén - Thủy lực:
Đây là tổng hợp của Lò xo đàn hồi có giảm chấn cùng với Bóng hơi giảm xóc thủy lực, trong hệ thống này Piston của phần đàn hồi cũng như trục của nó đồng thời là Trục của bộ giảm chấn. Phần Bóng hơi nằm trong một khối cầu trụ bao bọc bởi 1 màng cao su đặc biệt có xen kẽ các lớp lõi thép và dù (màu xanh trong hình vẽ). Bình tích áp khí nén và bóng hơi giảm xóc nối với nhau bởi 1 đường ống khí nén (Ống màu xanh).
Khi giảm xóc và lò xo bị đè xuống, dầu bị ép chạy theo ống đó (màu xanh) chạy sang buồng khí nén, Khi bị nén mạnh, tăng áp suất, làm tăng thêm sức đàn hồi của bóng hơi, bóng hơi này cùng với lò xo kim loại tác động trực tiếp lên khung xe, tạo sức đàn hồi tổng hợp thay đổi được theo tải trọng. Không những thế, trên đường ống dẫn Dầu và khi về để ép Tui Khí, người ta còn bố trí thêm van điều khiển nhằm chủ động thay đổi mức tác động của Dầu và khí nén lên túi khí, đưa đến việc thay đổi độ cứng đàn hồi tổng hợp của cả hệ thống nhún. (quan sát các xe tải lớn, có thẻ thấy rõ túi khí lớn cỡ thùng dầu ăn nằm kề bên bánh xe). Cũng nhờ cơ chế hồi tiếp như vậy, mà khoảng cách giữa trục bánh xe và khung xe gần như được giữ nguyên bất chấp tải trọng, khi xe nặng dầu ép mạnh làm túi khí đội lên mạnh hơn, khi xe nhẹ thì áp lực dầu giảm và túi khí mềm đi, giảm bớt tác động lên khung xe.
Tài xế có thể tự điều chỉnh van điều khiển cho phù hợp tình trạng tải trọng và đường xá.
Những chú ý về phuộc nhún khi sử dụng xe
- Ống nhún hoạt động lâu bền, thông thường sau hơn 20.000 Km mới phải nghĩ tới chuyện thay, đôi khi xe hoạt động hơn 100.000 Km mà ống nhún vẫn tốt .
-Thay ống nhún bắt buộc phải thay cả đôi trên cùng 1 trục (đôi trước hoặc đôi sau).
-Ống nhún bị chảy dầu, dù rất ít cũng bị coi là hư và phải thay.
-Ống nhún liên quan mật thiết đến an toàn ( Và cũng là sinh mạng ) nhất là khi đi đường đèo dốc, nhiều cua gấp hoặc đường nghiêng.
-Độ ống nhún, thay đổi ống nhún khác kiểu ảnh hưởng đến độ đàn hồi và giảm chấn chung của cả xe, đòi hỏi kinh nghiệm và sự hiểu biết .
-Theo kinh nghiệm của nhiều lái xe, khi bị ấn mạnh xuống bằng trọng lượng thân người (60-70 Kg) rồi đột ngột buông ra, chiếc xe có ống nhún tốt chỉ được dội lên rồi hạ xuống 1 lần, xe nào nhún nhảy thêm lần thứ 2 coi như ống nhún đã "Lão".
-Dằn xóc đột ngột là kẻ thù của ống nhún chứ không phải là tải trọng nặng, leo lề cao, nhảy vỉa hè, cán đá lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tuổi thọ của ống nhún.
Phuộc nhún sau Mazda CX5
Xem bài trước: Các loại giảm xóc và nguyên lý hoạt động phuộc nhún hiện nay (Phần 1)
Cửa hàng phụ tùng Mazda AHV
🔔Địa chỉ: 4B, Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
📞ĐT: 024 3632 0875
📲Hotline: 0896653222
💻Webiste: http://phutungahv.com
🖥️Email: phutungahv@gmail.com
☁️ Skype: hoangphutungahv